GDP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể (2024)

GDP là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tổng quan một nền kinh tế ở một thời điểm nhất định. Chỉ số này được sử dụng rộng rãi khi nói về tài chính, nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ GDP là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số GDP?

Vậy GDP là gì? Chúng ta hãy cùng tìm tiếp nhé.

GDP là gì?

GDP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể (1)

Định nghĩa GDP

GDP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross Domestic Product, có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội.

Đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm hoặc 1 quý).

Theo định nghĩa của WIKIPEDIA thì GDP được định nghĩa như sau:

Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Định nghĩa GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người “GDP per capita” là thuật ngữ chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính trung bình trên đầu người của một quốc gia trong một năm.

Để tính được chỉ số GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể, ta sẽ chia tổng GDP của quốc gia đó cho tổng số dân của quốc gia cùng 1 thời gian nhất định.

GDP danh nghĩa là gì? GDP thực tế là gì?

GDP danh nghĩa (Nominal GDP):

  • Chính là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành. Có nghĩa là tổng của lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá của hàng hoá và dịch vụ ấy trong năm đó.
  • Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, một năm có hàng nghìn mức giá biến động lên xuống khác nhau đối với mỗi sản phẩm hay dịch vụ. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính ra mức giá chung của mỗi sản phẩm, dịch vụ.

GDP thực tế (Real GDP):

  • Là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được đánh giá theo mức giá cố định của năm cơ sở (năm gốc).
  • Có nghĩa là tổng của lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá cố định của các hàng hoá và dịch vụ ấy trong năm gốc.

Ý nghĩa của chỉ số GDP

GDP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể (2)

  • Chỉ số GDP là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước và thể hiện sự biến động của sản phẩm hay dịch vụ theo thời gian.
  • Nếu chỉ GDP có dấu hiệu suy giảm thì sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế của quốc gia đó, như: Nguy cơ suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, mất giá đồng tiền,… Các tác động xấu đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân.
  • Thông qua GDP bình quân đầu người, ta biết được mức thu nhập tương đối cũng như chất lượng sống của người dân ở mỗi quốc gia.

Cách tính GDP

GDP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể (3)

Có 3 cách tính GDP, gồm:

  1. Phương pháp chi tiêu
  2. Phương pháp chi phí
  3. Phương pháp giá trị gia tăng (hay còn gọi là phương pháp sản xuất)

Chúng ta đi vào tìm hiểu từng phương pháp tính GDP.

1. Phương pháp chi tiêu

Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng.

Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.

Công thức: GDP = C + G + I + NX

Trong đó:

  • C (Chi tiêu của hộ gia đình): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.
  • G (Chi tiêu của chính phủ): Là tổng chi tiêu cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông, dịch vụ, chính sách…
  • I (Tổng đầu tư): Là tiêu dùng của các nhà đầu tư, bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị, nhà xưởng…
  • NX: NX là cán cân thương mại, là “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế.
  • NX = X(xuất khẩu [export]) – M(nhập khẩu [import]).

2. Phương pháp chi phí

Theo phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent). Đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.

Công thức: GDP = W + I + Pr + R + Ti + De

Trong đó:

  • W (Wage): tiền lương.
  • I (Interest): tiền lãi.
  • Pr (Profit): lợi nhuận.
  • R (Rent): tiền thuê.
  • Ti (Indirect tax): thuế gián thu ròng.
  • De (Depreciation): phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định.

3. Phương pháp giá trị gia tăng (hay còn gọi là phương pháp sản xuất)

Đây là công thức tính tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một thời gian nhất định.

Công thức: Tổng sản phẩm quốc nội = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu

Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế gồm có:

  • Thu nhập của người sản xuất như tiền lương, tiền công, tiền hiện vật, tiền bảo hiểm, tiền công đoàn,…
  • Thuế sản xuất gồm có thuế hàng hóa và các chi phí khác.
  • Khấu hao tài sản cố định.
  • Giá trị thặng dư.
  • Thu nhập khác.

So sánh GDP và GNP

GDP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể (4)

GDP và GNP đều là khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô, dùng để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai khái niệm này để tránh nhầm lẫn.

Khái niệm: GNP “Gross National Product” là tổng sản phẩm quốc gia, tức toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong khoảng thời gian nhất định, không phân biệt lãnh thổ.

GNP (Gross National Product) chỉ số phản ánh tổng sản phẩm quốc gia còn GDP (Gross Domestic Product) là chỉ số tổng sản phẩm quốc nội.

GNP có nghĩa rộng hơn GDP. GNP gồm cả tổng sản lượng quốc gia (có nghĩa là tính cả nguồn thu từ ngoài đất nước) còn GDP chỉ tính trong lãnh thổ của quốc gia cụ thể nào đó.

GNP là toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong khoảng thời gian (thường là một năm), không kể làm ra ở đâu.

Trong khi đó GDP là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia đó sản xuất ra trong khoảng thời gian một năm. Giá trị này có thể được tạo ra bởi các công ty nước ngoài hay trong nước, miễn là thuộc lãnh thổ của quốc gia đó.

Vì vậy, người ta thường dựa vào chỉ số GDP để đánh giá sức mạnh nền kinh tế một đất nước.

Giống nhau:

  • GDP và GNP là hai chỉ số nói tới vấn đề phát triển của nền kinh tế của quốc gia nào đó.
  • Con số này càng cao cho thấy quốc gia đó có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Khác nhau:

  • GNP là chỉ số phản ánh tổng sản phẩm quốc gia (trong và ngoài nước).
  • GDP phản ánh tổng giá trị tính trên vùng lãnh thổ, không theo quốc tịch.
  • GNP mang nghĩa rộng hơn so với GDP, bởi nó bao gồm luôn cả Tổng sản lượng quốc gia, có nghĩa là tính luôn cả các nguồn thu từ ngoài lãnh thổ của quốc gia đó.

Sau đây là hình minh họa phân biệt GDP và GNP của Mỹ và Anh.

GDP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể (5)

Những điểm hạn chế của GDP

Cần lưu ý GDP có một số điểm hạn chế như sau

  • GDP không phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất (tự cung, tự cấp, không kiểm soát được chất lượng của hàng hóa).
  • GDP không thể tính được các chi phí về tổn hại tới môi trường, cũng không đo lường được mức độ hạnh phúc của xã hội. Những lần trao đổi hàng hóa không được ghi lại, không được đánh thuế và cũng có mặt trong báo cáo hồ sơ của quốc gia và những dịch vụ chưa thanh toán đều không được tính.
  • GDP cũng chưa tính được nền kinh tế đen, nơi mà tất cả các quốc gia đều tồn tại. Mặc dù chúng ta có công thức tính riêng, nhưng đằng sau đó vẫn tồn đọng những mặt tối chưa được giải quyết triệt để.

GDP của Việt Nam là bao nhiêu? Tăng trưởng hàng năm thế nào?

GDP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể (6)

Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến hết năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD.

GDP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể (7)

Số liệu tăng trưởng GDP Việt Nam Giai đoạn 2011-2020 (Nguồn: Tổng Cục thống kê)

Bước sang năm 2021, chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2021 được Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đặt mục tiêu quy mô GDP bình quân đầu người ở mức 3.700 USD – chỉ tiêu được xem là “rất dũng cảm và quyết liệt”.

Như vậy, chỉ trong một năm, từ năm 2020-2021, việc xác định mục tiêu tăng từ 2.750 USD/người lên 3.700 USD/người.

Video giải thích và minh họa thêm về GDP là gì?

Lượt xem: 714

GDP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Chrissy Homenick

Last Updated:

Views: 6243

Rating: 4.3 / 5 (74 voted)

Reviews: 89% of readers found this page helpful

Author information

Name: Chrissy Homenick

Birthday: 2001-10-22

Address: 611 Kuhn Oval, Feltonbury, NY 02783-3818

Phone: +96619177651654

Job: Mining Representative

Hobby: amateur radio, Sculling, Knife making, Gardening, Watching movies, Gunsmithing, Video gaming

Introduction: My name is Chrissy Homenick, I am a tender, funny, determined, tender, glorious, fancy, enthusiastic person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.